Xây dựng hệ thống KPI và Lương 3P tại Bông Bạch Tuyết HCM

Ngày 28/7/2020, tại Công ty cổ phần Bông Bạch Tuyết, địa chỉ Khu công nghiệp Vĩnh Lộc A -TP HCM, Vietez Việt Nam đã triển khai dự án “Xây dựng hệ thống quản lý và đánh giá hiệu suất công việc (KPI), hệ thống lương thưởng (C&B). Tham dự buổi kick-off dự án có ban Lãnh đạo công ty, các Trưởng phòng Ban, Giám đốc xí nghiệp.

Công ty Cổ phần Bông Bạch Tuyết tiền thân là nhà máy Cobovina Bạch Tuyết được thành lập từ năm 1960, với ngành nghề chính là sản xuất vật tư y tế phục vụ cho các bệnh viện và một số mặt hàng thiết yếu phục vụ đời sống hàng ngày của người dân. Nằm trong chiến lược tái cơ cấu và nâng cao năng lực quản trị điều hành, sau một thời gian tìm kiếm các đơn vị Tư vấn, Bông Bạch Tuyết đã lựa chọn Vietez Việt Nam để đồng hành xây dựng và triển khai hệ thống quản trị mới theo KPI và lương 3P. Phát biểu tại buổi kick-off dự án, anh Phạm Xuân Đồng – TGĐ công ty nhấn mạnh: ” Đây là một dự án rất quan trọng và được ưu tiên hàng đầu trong năm 2020 của BBT. Chúng ta đã gặp gỡ nhiều công ty Tư vấn để nghe họ trình bày đề xuất giải pháp, trong đó phương án của Vietez ưu việt hơn hẳn. Hôm nay là buổi khởi động dự án, Tôi yêu cầu ban điều hành và các Trưởng đơn vị tập trung phối hợp với Vietez để triển khai theo đúng kế hoạch tư vấn đã đề xuất, cuối năm sẽ đưa nội dung này vào đánh giá kết quả hoàn thành công việc của các đơn vị”.

Hệ thống KPI và C&B được triển khai xây dựng trong vòng 4 tháng và áp dụng từ năm tháng 1/2021. Với sự đồng hành của Vietez trong suốt quá trình áp dụng, Ban lãnh đạo Công ty cổ phần Bông Bạch Tuyết tin tưởng rằng sự minh bạch rõ ràng trong công tác quản trị điều hành, giúp cho mỗi CBNV tự đánh giá đúng năng lực, kết quả công việc, nâng cao năng suất lao động, được tưởng thưởng xứng đáng với năng lực và đóng góp của CBNV.

Tin tức liên quan

12/08/2024

Đào tạo Lương 3P cho các công ty cổ phần có vốn của SCIC

Ngày 15/3/2017, Vietez Việt Nam phối hợp với Tổng công ty Đầu tư và kinh doanh vốn Nhà nước (SCIC) tổ chức đào tạo phương pháp thiết kế và trả lương theo 3P cho các công ty cổ phần có vốn góp chi phối của SCIC.
Nhằm tăng cường công tác quản lý của SCIC đến các DN có vốn góp chi phối, giúp các DN cập nhật các thay đổi của chính sách lao động tiền lương góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động, SCIC đã phối hợp với các chuyên gia của VietEZ hướng dẫn, trao đổi về cách thức triển khai áp dụng những quy định mới về công tác lao động tiền lương cho hơn 100 học viên bao gồm: Người đại diện vốn nhà nước tại các DN do SCIC quản lý, cán bộ quản lý DN thuộc các Ban Đầu tư SCIC và Người đại diện kiêm nhiệm của SCIC tại các DN có vốn chi phối.

scic

Tại khóa đào tạo, các chuyên gia VietEZ đã giới thiệu về hệ thống trả lương theo nguyên tắc 3P đó là: Trả lương theo vị trí công việc (Position), Trả lương theo năng lực cá nhân (Person) và Trả lương theo hiệu suất công việc (Performance). Các học viên được hướng dẫn các phương pháp thiết kế hệ thống lương theo 3P, cụ thể:
• Đánh giá giá trị công việc để xây dựng thang bảng lương vị trí ( P1)
• Đánh giá phân bậc năng lực nhân viên để trả lương theo năng lực ( P2)
• Đánh giá hiệu suất công việc (KPI) để trả lương theo năng suất lao động ( P3)
• Thiết lập Quy chế trả lương theo 3P.
Bên cạnh đó, các chuyên gia VietEZ cũng chia sẻ một số sai lầm thường hay gặp phải cũng như kinh nghiệm thực tế trong thiết kế và áp dụng thành công mô hình trả lương 3P tại các doanh nghiệp Việt Nam hiện nay.
Ông Hoàng Nguyên Học, Phó Tổng giám đốc phụ trách SCIC cho biết: “Với vai trò là cổ đông của doanh nghiệp, SCIC mong muốn chia sẻ với hệ thống người đại diện vốn nhà nước tại doanh nghiệp những kinh nghiệm thực tế, cập nhật những thay đổi của chính sách để hệ thống người đại diện vốn phát huy vai trò của mình giúp các doanh nghiệp nâng cao năng lực quản trị, từ đó nâng cao hiệu quả và giá trị doanh nghiệp. Đây cũng là một trong những nội dung hoạt động hỗ trợ doanh nghiệp mà SCIC luôn cố gắng đem đến cho các doanh nghiệp trong danh mục quản lý của SCIC kể từ khi thành lập năm 2005 đến nay”
(Nguồn: Tham khảo từ website: http://www.scic.vn)

12/08/2024

BSC&KPI- Một số kinh nghiệm để triển khai thành công (Phần 2)

Nhận biết được những sai lầm trong việc triển khai và áp dụng BSC&KPI tại doanh nghiệp Việt cũng như trên cơ sở nghiên cứu một số doanh nghiệp đã ứng dụng và triển khai thành công hệ thống này, có thể nhận thấy không quá khó khăn để phát huy được hiệu quả của công cụ quản trị này trong doanh nghiệp Việt. Vietez xin chia sẻ một số kinh nghiệm như sau:

1.Chuẩn bị cơ sở hạ tầng cho việc ứng dụng BSC và KPI
Nói đến việc “chuẩn bị cơ sở hạ tầng” dễ làm người ta nghĩ đến những công việc phức tạp đòi hỏi đầu tư công sức và thời gian, nhưng thực tế để chuẩn bị cho việc ứng dụng BSC&KPI thì lại có sự đòi hỏi khá đơn giản đối với mỗi doanh nghiệp mà bản chất đây cũng là những chức năng, nhiệm vụ không thể thiếu được của tổ chức nhưng có thể do thói quen, do sự thiếu quan tâm của các cấp lãnh đạo mà những chức năng chưa được đặt đúng vai trò của nó, đó là:


– Cần phải kiện toàn bộ máy xây dựng chiến lược, kế hoạch kinh doanh
– Xây dựng hệ thống thu thập và thống kê thông tin trong doanh nghiệp
Vai trò của những bước chuẩn bị cần thiết này có lẽ không cần phải nhấn mạnh lại khi đây chính là yếu tố nhằm khắc phục những sai lầm cơ bản trong quá trình triển khai và ứng dụng BSC&KPI nêu trên.

2. Xây dựng BSC và KPI tối ưu ngay từ lần thực hiện đầu tiên
BSC&KPI là một công cụ khá phổ biến trong lĩnh vực quản trị trên thế giới nhưng vẫn còn khá mới mẻ tại Việt Nam do đó để áp dụng thành công đòi hỏi mỗi doanh nghiệp triển khai cần nghiên cứu kỹ lưỡng để có được một hệ thống tối ưu nhất ngay lần đầu tiên áp dụng. Những yếu tố quan trọng cho bước triển khai xây dựng này là:

– Lựa chọn đội ngũ tham gia xây dựng BSC&KPI phù hợp: BSC&KPI khi được áp dụng sẽ là công cụ nhằm định hướng hệ thống chiến lược và mục tiêu, quản lý hiệu suất của doanh nghiệp, do đó những đối tượng được lựa chọn để tham gia xây dựng hệ thống này chắc chắn phải là đội ngũ cán bộ chủ chốt có chuyên môn và kinh nghiệm nhất của tổ chức trong đó người đứng đầu doanh nghiệp sẽ nắm vai trò của định hướng và xác lập hệ thống những nguyên tắc cốt lõi của hệ thống.
– Tăng cường công tác truyền thông để BSC&KPI thành một nét trong văn hóa doanh nghiệp: cũng như bất cứ một hệ thống quản trị nào khác, BSC&KPI đòi hỏi mọi cá nhân trong tổ chức đều chủ động tham gia một cách tích cực, do đó trong quá trình triển khai xây dựng việc thường xuyên có các hoạt động truyền thông, phổ biến với nội dung phù hợp cho từng nhóm đối tượng trong tổ chức về hệ thống này sẽ khiến quá trình triển khai xây dựng cũng như ứng dụng sau này được dễ dàng và trôi chảy hơn.

-Có thể sử dụng một đơn vị tư vấn có đủ kinh nghiệm triển khai: chúng ta đều biết là không một đơn vị tư vấn nào có thể độc lập xây dựng được một hệ thống BSC&KPI cho doanh nghiệp tốt hơn chính lãnh đạo doanh nghiệp đó, nhưng việc lựa chọn một đơn vị tư vấn nhiều kinh nghiệm thực tiễn sẽ giúp doanh nghiệp không bị lạc lối và dễ dàng vượt qua những bế tắc trong quá trình triển khai.

3.Sử dụng kết quả đánh giá KPIs một cách có hiệu quả
Những giá trị mà BSC&KPI đem lại rất đa dạng, phong phú và đặc biệt là trong việc gia tăng và thúc đẩy hiệu suất làm việc của tổ chức. Đối với công tác quản trị nhân sự trong tổ chức để phát huy giá trị của hệ thống BSC&KPI thì cần tạo ra mối liên kết cần thiết giữa hệ thống BSC&KPI với hệ thống các chính sách nhân sự khác của tổ chức:
-Gắn kết quả đánh giá KPI với hệ thống lương thưởng, đãi ngộ và thăng tiến: điều này cũng đồng nghĩa với việc gắn những nỗ lực cải thiện và gia tăng hiệu suất làm việc của mỗi cá nhân trong tổ chức với những phần thưởng xứng đáng và lẽ tất nhiên khi 2 yếu tố này cộng hưởng với nhau doanh nghiệp sẽ có những bước tiến vượt trội trong khả năng phát triển hoạt động của mình.
-Sử dụng kết quả đánh giá KPI cho việc định hướng các hoạt động phát triển nguồn nhân lực của doanh nghiệp: kết quả đánh giá KPI là bức tranh phản ánh rõ nét nhất những mảng sáng tối về hiệu suất công việc của các bộ phận trong một tổ chức. Khi thực trạng đã được làm sáng tỏ thì vấn đề đối với mỗi tổ chức là tìm hướng khắc phục những tồn tại và thúc đẩy những thế mạnh sẵn có. Do đó ứng dụng kết quả đánh giá KPI như một nguyên liệu đầu vào quan trọng cho những chính sách phát triển nguồn nhân lực của công ty một cách bền vững như tuyển dụng, đào tạo, gìn giữ nhân tài… là hết sức phù hợp với doanh nghiệp Việt Nam .

Kết luận: Việc ứng dụng một công cụ quản trị mới đề cao tính xuyên suốt, có định hướng và minh bạch trong các doanh nghiệp hiện nay thực tế không phải là một quá trình dễ dàng khi ở đâu đó vẫn còn tồn tại văn hóa làm việc theo lối quan liêu, bảo thủ, gia đình trị. Để phát triển một cách bền vững, mỗi doanh nghiệp cần phải tìm cho mình một hướng đi một cách đi phù hợp để cái thiện và tạo ra những giá trị cốt lõi mới của tổ chức. BSC&KPI xứng đáng là một phương thức quản trị mới cho các Doanh nghiệp Việt Nam.

Bạn đang tìm kiếm giải pháp nâng cao chất lượng nhân sự?